Nội dung
Robot hút bụi được thiết kế để làm sạch nhà của bạn mà không cần phải giám sát. Nhưng hóa ra những em “sen” hút bụi này vẫn cần sự can thiệp của chúng ta để chúng hoạt động bền bỉ hơn. Với bài viết này, iRobot Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn 5 cách chăm sóc robot đúng cách để tránh hư hỏng hoặc sửa chữa tốn kém về sau.
Thường xuyên loại bỏ tóc và chất bẩn
Làm thế nào để giúp robot hút bụi hoạt động hiệu quả? Chỉ cần kiểm tra con lăn và chổi quét và làm sạch, bạn sẽ đạt được hiệu suất làm sạch cao hơn. Những sợi lông thú cưng hay tóc dài khi quấn vào chổi cạnh sẽ làm giảm sức quay của quạt, thậm chí là kẹt.
Nếu robot của bạn không có chổi rulo kép giúp chống rối khi hút phải tóc, bạn nên thường xuyên vệ sinh nó bằng cách dùng kéo cắt để làm sạch. Bạn không cần phải làm điều đó mỗi lần hút. Hai đến bốn tuần một lần là đủ, điều này còn phụ thuộc vào lượng lông và tóc có trong tổ ấm của bạn.
Làm sạch túi và thùng đựng bụi của robot hút bụi
Việc cơ bản cần làm khi sở hữu một chiếc máy hút bụi tự động là dọn sạch bụi bẩn mà máy hút được trong thùng rác sau khi hoàn tất quá trình lau dọn. Nếu robot của bạn đi kèm với Clean Base thì tất nhiên bạn chỉ cần dọn vài tuần một lần.
Khi thùng chứa rác đầy sẽ làm giảm khả năng hút của robot do tốc độ dòng khí giảm. Vì vậy nếu không muốn phải làm việc này thường xuyên, thì bạn nên cân nhắc mua các dòng máy có chức năng tự đổ rác như các dòng Roomba j7+/i7+/s9+ của nhà iRobot.
Lau cảm biến và camera
Tùy vào dòng máy, cảm biến và camera cho phép robot hút bụi của bạn phát hiện vật thể, tránh chướng ngại vật và ngăn chúng rơi xuống cầu thang. Lau qua nó mỗi tháng sẽ đảm bảo ràng tất cả các vị trí trong nhà đều được nhìn thấy và robot sẽ không bị rơi xuống cầu thang.
Vệ sinh cảm biến của robot thường xuyên để duy trì sự nhạy bén của robot
Trước tiên, bạn cần xác định vị trí của các cảm biến này. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy chúng ở phía trước máy hút bụi tự động của mình. Trong khi đó, cảm biến cầu thang và cảm biến sàn được đặt trên các cạnh ở phía dưới cùng. Sử dụng một miếng vải khô và mịn khi lau các bộ phận này để tránh trầy xước.
Thay chổi lăn, miếng lau và bộ lọc
Hầu hết các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh do nhà sản xuất cung cấp sẽ thông báo cho người dùng nếu đã đến lúc thay chổi lăn và bộ lọc của robot hút bụi. Nhưng bạn nên kiểm tra sách hướng dẫn hoặc internet khi nào nên thay thế từng bộ phận một cách hợp lý. Tất nhiên, khi thấy lông chổi cạnh bị mòn đáng kể hoặc bị gãy có nghĩa là đã đến lúc bạn cần thay thế.
Đối với bộ lọc và miếng lau nhà, một số loại có thể giặt được trong khi phần lớn cần phải thay mỗi hai tháng hoặc mỗi quý một lần vì đây là những bộ phận khó sử dụng nhất của máy hút bụi ngoài thùng rác.
Bảo dưỡng pin cho robot hút bụi
Thường xuyên lau các điểm tiếp xúc bằng kim loại của dock và hút bụi bằng vải khô (ít nhất mỗi tháng một lần). Đặt đế sạc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Sạc pin cho robot ngay sau mỗi quy trình. Tránh sạc đầy đến 100 phần trăm hoặc sử dụng cạn pin của máy.
Lau sạch bụi bám trên cảm biến khi bảo dưỡng robot
5 hướng dẫn trên đều là những bí kíp cực kỳ quan trọng để robot hút bụi của bạn hoạt động bền bỉ và có tuổi thọ được lâu hơn. Đừng để chiếc máy hút bụi đặc biệt này trở nên cũ kỹ hay hoạt động kém đi vì thói quen “lười” vệ sinh nhé! Còn chần chờ gì mà không bắt tay vào “chăm sóc” em robot của bạn ngay và luôn nào!